I.
TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC HY LẠP
Đất nước Hy Lạp – một trong những địa điểm nổi tiếng nhất
thế giới được coi là xứ sở của những vị thần và nổi tiếng với nền văn
minh lâu đời và giàu giá trị lịch sử. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn khám
phá những điều thú vị và độc đáo về đất nước xinh đẹp này.
1. Nguồn gốc tên gọi
Từ thời Hy Lạp Cổ đại đã xuất hiện nhiều tộc người đến đây sinh
sống ví dụ như người Êôliêng, Đôriêng, Akêăng,… Lúc đầu các tộc người này
đều gọi theo tên riêng theo bộ lạc tổ tiên của mình nhưng dần tới thế kỉ
VIII-VII TCN các tộc người đặt ra một tên chung là Helen (Hellenes) và gọi đất
nước mình là Hella tức Hy Lạp. Ngày nay đất nước đã lấy tên chính thức là
Cộng hòa Hy Lạp.
2. Lịch sử
Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành những thời kỳ chính sau
đây:
Thời kỳ văn hóa Cret-Myxen(Crete-Mycenae): Tại đảo Cret và
Myxen, phía nam bán đảo Balkans người ta đã tìm thấy dấu tích của một nền văn
minh tồn tại từ khoảng thế kỉ III TCN tới thế kỉ XII TCN. Ở nền văn hóa này
phần lớn sinh sống và làm chủ là người Akêăng.
Nền văn hóa Cret-Myxen cho tới hiện nay vẫn còn để lại những dấu
tích các cung điện, thành cổ và một số hiện vật bằng đồng thau. Vào cuối thế
kỉ XII TCN, người Đôriêng mang theo những món vũ khí bằng
sắt từ phương Bắc tràn xuống tấn công, người Akêăng không thể chống đỡ và các
quốc gia của người Akêăng chính thức bị tiêu diệt. Thời kỳ Cret-Myxen chấm dứt.
Thời kỳ Homer (thế kỷ XI-IX TCN): các thế hệ sau biết về giai
đoạn này chủ yếu qua hai tập sử thi của ông già mù Homer, nên đã lấy tên
của ông để đặt cho giai đoạn này. Qua hai tập sử thi là iliat và Ôđixê, góp
phần cho thấy xã hội Hy Lạp được miêu tả trong thời kỳ này là một xã hội nguyên
thuỷ đang trên đường tan rã, dẫn đến xã hội có nhà nước đang hình thành.
Thời kì thành bang (thế kỉ VIII-IV TCN): đây là thời kỳ hàng
trăm nhà nước nhỏ mà người ta gọi là các thành bang lần lượt hình thành ở Hy
Lạp. Trong hàng trăm thành bang thời đó thì quan trọng nhất là Aten và Xpác.
Rất nhiều thành bang ở Hy Lạp thời đó sống bằng nghề công thương nghiệp. Điều
này tác động rất lớn tới sự phát triển của văn minh Hy Lạp.
Thế kỷ V TCN, những thành bang của Hy Lạp cũng đã phải chống trả
trước sự xâm lược của đế quốc Ba Tư và họ đã giành chiến thắng. Nhưng vào cuối
thế kỉ V TCN, đất nước Hy Lạp đã nổ ra một cuộc nội chiến. Cuộc nội
chiến này diễn ra gây ra tổn thất nghiêm trong và làm tất cả các thành bang suy
yếu.
Tận dụng cơ hội đó, một thành bang ở phía bắc bán đảo Balkans là
Makêđônia (Macedonia) đã khiến cho tất cả các thành bang khác phải khuất phục
mình và cầm đầu thế giới Hy Lạp tấn công Ba Tư.
Thời kỳ Hy Lạp hoá (từ năm 337 tới 30 TCN): Sau khi đánh bại
được đế quốc Ba Tư, quân đội của Hy Lạp đã mang văn hóa Hy Lạp truyền bá cho
khắp vùng tây Á và Bắc Phi. Vì thế người ta đặt tên cho thời kì này là thời kỳ
Hy Lạp hóa. Đến thế kỉ I TCN, đế quốc La Mã trên đà phát triển hùng mạnh đã
nhanh chóng thôn tính các vùng đất quanh Địa Trung Hải và Hy Lạp cũng trở thành
một phần của đế quốc La Mã.
3. Chính trị
Hy Lạp là một nước cộng hòa đi theo thể chế dân chủ đại
diện. Trong đó tổng thống là người đứng đầu đất nước và được bầu bởi quốc
hội theo nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên sau lần chỉnh sửa hiến pháp vào năm 1986,
thì quyền lực của tổng thống đã bị giảm đáng kể và hiện tại hầu như
chỉ mang tính hình thức. Thay vào đó thủ tướng sẽ là người đứng đầu chính
phủ Hy Lạp và có quyền lực chính yếu trong các công việc của quốc gia.
Quốc hội Hy Lạp tổng cộng có 300 ghế đại biểu. Các cuộc bầu cử của
quốc hội thường được tổ chức 4 năm một lần tuy nhiên tổng thống vẫn
có thẩm quyền giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Kể từ khi Hy Lạp trở về
tiến trình dân chủ từ năm 1975, Hy Lạp dần trở thành một đất nước theo chế độ
đa đảng. Đảng Dân chủ mới và Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp là
hai đảng có vai trò quan trọng nhất trên chính trường Hy Lạp.
Tổng thống hiện nay của Hy Lạp là bà Katerina
Sakellaropoulou (2020). Còn thủ tướng đương nhiệm là ông Kyriakos Mitsotakis (2019). Theo
quy định của pháp luật, chỉ có 5 đảng sỡ hữu số phiếu bầu cao nhất mới có ghế
trong quốc hội.
4. Địa lý
Trong quá khứ diện tích lãnh thổ của đất nước Hy Lạp cổ đại
lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans,
các đảo trên biển Aegean và phía tây Tiểu Á. Phần trung tâm của Hy Lạp cổ đại
nằm ở phía nam của bán đảo Ban căng.
Hiện nay đất nước Hy Lạp sở hữu diện tích lên tới 131.957
km2. Là một quốc gia nằm ở phía nam bán đảo Balkans đất nước này
có đường bờ biển lớn nhất châu Âu (13,676km) với nhiều hòn đảo.
Tuy Hy Lạp sỡ hữu đến 2.000 hòn đảo nhưng chỉ có tổng cộng vỏn vẹn 168 người
sinh sống.
Hai phần ba diện tích lãnh thổ được bao phủ bởi những ngọn
núi. Đỉnh Olympus được xem là đỉnh núi cao nhất ở Hy Lạp, với độ
cao 2917m. Đất nước này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp
dầu mỏ phong phú như là: magnetite, lignite, bauxite, thủy điện và đá cẩm
thạch. Sự hình thành vị trí địa lý của Hy Lạp hiện nay được xem là minh chứng
đánh dấu sự phát triển của nhiều nền văn minh qua các thời đại.
Các điểm đặc biệt của địa lý Hy Lạp còn góp phần hình thành
một môi trường tự nhiên đặc biệt không kém. Hy Lạp còn có sự đa dạng phong phú
về hệ thực vật, động vật và một số loài có chỉ nguồn gốc ở đất nước này,
đồng nghĩa với việc chúng chỉ được tìm thấy duy nhất ở Hy Lạp trên thế giới. Những
loài quý hiếm này có thể được tìm thấy trong rừng, sông, hồ, hang động ngầm và
các hẻm núi.
5. Khí hậu
Do có địa hình đặc biệt nên khí hậu của Hy Lạp cũng chịu ảnh hưởng
không nhỏ. Điển hình như sườn phía tây của dãy núi Pinlus phải hứng gió nhiều
hơn so với phần phía đông, khiến cho độ ẩm và lượng mưa cao hơn hẳn so với phần
sườn phía đông bị khuất gió.
Đất nước Hy Lạp còn được đánh giá là một trong những nơi có
nhiều nắng nhất thế giới với hơn 300 ngày nắng mỗi năm. Khí hậu ở
Hy Lạp được chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu núi cao, khí hậu Địa Trung
Hải và khí hậu ôn hòa.
Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở Hy Lạp với một mùa
đông mưa nhiều nhưng ấm áp, song thỉnh thoảng cũng có thể xuất hiện tuyết rơi ở
những quần đảo xa phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thì thường nóng và khô hạn. Chính đặc
điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã gây ra không ít những vụ cháy rừng rất
lớn tại Hy Lạp, gây nhiều tổn thất về người và của. Gần đây nhất là vào tháng 8
năm 2007, một vụ cháy rừng lớn đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến 64 người
thiệt mạng và gây thiệt hại 1,6 tỷ USD.
Trong khi đó khí hậu núi cao phần lớn phân bố ở những vùng núi phía
tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus. Ở những vùng này, khí
hậu thay đổi tùy theo độ cao. Khí hậu ôn hòa thì thường chỉ tập trung ở vùng
đông bắc Hy Lạp nhưng lại có nhiệt độ mát mẻ hơn khí hậu Địa Trung Hải và có
lượng mưa tương đối vừa phải.
Thủ đô Athens của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu đặc biệt, chuyển tiếp
giữa Địa Trung Hải và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất ở thủ đô vào tầm
tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ trung bình thấp nhất được ghi nhận vào tháng 1
là 5,2 °C. Cụ thể phía bắc của thành phố Athens có kiểu khí hậu ôn hòa trong
khi trong khi đó vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung Hải.
6. Con người và văn hóa ở Hy Lạp
Hy Lạp là một đất nước giàu văn hóa và phong tục tập quán, đặc biệt
đến cả thói quen giao tiếp ứng xử ở đây cũng mang một nét rất riêng. Được biết,
người Hy Lạp được xem là có tính cách khá phức tạp, vì do bao năm trời phải
sống dưới ách thống trị, đàn áp của người La Mã, người Pháp, người Thổ Nhĩ Kỳ.
Điểm nổi bật của người Hy Lạp là không quá chú trọng vật chất, họ
đề cao tình cảm con người và giá trị gia đình, thích tìm kiếm sự lý tưởng, và
họ cũng rất thực dụng khi giải quyết các tranh chấp hay vấn đề có liên quan đến
tiền bạc.
II. Tìm hiểu về xuất khẩu lao động tại Hy Lạp năm 2024
Những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu hụt trầm trọng về lao
động phổ thông tại các quốc gia tại Châu Âu đã được báo động, đặc biệt là thị
trường thị trường xuất khẩu lao động Hy Lạp đã thiếu hụt đặc biệt các ngành
nghề sau:
♦ Ngành công nghiệp: Đóng tàu, hóa chất, dệt, khai
thác khoáng sản.
♦ Chế biến thực phẩm.
♦ Ngành nông nghiệp: Trồng các loại cây phổ biến
như lúa mạch, hoa hướng dương, lúa mì, ô liu, cam, cà chua, chanh,…
♦ Thợ xây, thợ điện,…
♦ Nhà hàng, khách sạn…
1. Các quyền lợi và các chế độ làm việc ở Hy Lạp
Thời gian làm việc và nghỉ
♦ Giờ làm việc: Người lao động làm việc 40h/tuần
trong 5 ngày làm việc (8h/ngày) từ thứ Hai đến thứ Sáu
♦ Ngày nghỉ phép: Nghỉ phép cũng được đảm bảo cho
nhân viên ở Hy Lạp, bắt đầu từ 20 hoặc 24 ngày và tăng lên hàng năm. (Hy Lạp có
khoảng 14 ngày nghỉ lễ hàng năm (các ngày nghỉ lễ được công bố hàng năm) và
người lao động được nghỉ những ngày đó.)
♦ Nghỉ ốm: Các khoản thanh toán
nghỉ ốm và nghỉ ốm cũng được đảm bảo cho nhân viên, với sự hỗ trợ từ quỹ an
sinh xã hội.
♦ Làm thêm giờ: Làm việc > 9h/ngày
và hoặc 45h/tuần được gọi là làm thêm giờ với mức lương theo luật định là 20%
trên mức lương tính theo giờ của nhân viên.
Thuế
Chính sách mới đối với người lao động đến Hy Lạp trong năm 2024 sẽ
không phải đóng thuế thu nhập đối với một nửa lương trong 7 năm tiếp theo, dù
họ làm thuê hay lao động tự do
Đây là đơn lái xe, vận hành sửa chữa máy công trình xuất khẩu lao động Hy Lạp
Mọi thông tin cần tư
vấn cụ thể liên hệ Hoàng Lương, đt 0918.933.363 / 0968.547.298